Gợi ý chính sách giúp doanh nghiệp bất động sản nâng cao kết quả hoạt động thông qua sử dụng vốn xã hội 

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu đóng góp của vốn xã hội vào các hoạt động của doanh nghiệp BĐS Việt Nam docx (Trang 111 - 120)

4 Vì khích thước mẫu không đủ lớn nên biến trung bình cho các thang đo thành phần của khái niệm vốn xã hội lãnh đạo, bên ngoài và bên trong được sử dụng cho phân tích CFA giữa nó với các khái niệm khác.

6.2.2Gợi ý chính sách giúp doanh nghiệp bất động sản nâng cao kết quả hoạt động thông qua sử dụng vốn xã hội 

Vốn  xã  hội  của  doanh  nghiệp  tồn  tại  trong  các  mạng  lưới  quan  hệ  có  chất  lượng  của  doanh  nghiệp  được  phân  thành  ba  nhóm  mạng  lưới  của  lãnh  đạo,  bên  ngoài và bên trong doanh nghiệp. Chất lượng của ba mạng lưới này có tương quan  chặt  chẽ với nhau  và đảm bảo độ giá trị và tin cậy để đo lường một khái niệm vốn  xã hội của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn xã hội là một nguồn lực  tác động  có ý  nghĩa đến  các  hoạt động  đầu  vào (thuận lợi  trong  xin  cấp  phép, tìm  kiếm  tư  vấn  và  huy  động  vốn),  sản  xuất  (tiến  độ,  chi  phí  và  chất  lượng  các  công  trình) và đầu ra (marketing, phân phối, bán hàng) của doanh nghiệp BĐS. Để nâng  cao kết quả hoạt động, doanh nghiệp nên quan tâm đến việc sử dụng vốn xã hội bởi  các lý do sau: 

Thứ nhất, doanh nghiệp là một thực thể tồn tại trong môi trường kinh doanh  phụ  thuộc  nhiều  vào  các  chủ  thể  bên  ngoài  như  khách  hàng,  nhà  phân  phối,  nhà  cung  cấp,  đơn  vị  tư  vấn,  các  công  ty  trong  cùng  tập  đoàn,  chính  quyền  các  cấp  (Porter, 1985; Yang & các cộng sự , 2011). Mỗi một chủ thể trong môi trường kinh  doanh  giống  như  bộ phận  cấu thành  nên  kết  quả hoạt động  của  doanh  nghiệp,  nếu  doanh nghiệp không thiết lập quan hệ tốt với các chủ thể sẽ gặp khó khăn trong các  quá trình. Ngược lại, doanh nghiệp thiết lập tốt các mối quan hệ với các chủ thể này  sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh và làm nên sự khác biệt, đặc biệt trong môi trường kinh  doanh ở các nước Phương Đông như Việt Nam, các mối quan hệ đóng vai trò hàng  đầu trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Thật vậy kết quả kiểm định mô hình lý  thuyết  cho  thấy  vốn  xã  hội  (trong  đó  có  thành  phần  vốn  xã  hội  bên  ngoài)  có  tác  động đến  hoạt  động  đầu vào  như  thuận lợi  trong  việc  xin  cấp  phép, huy  động  vốn  triển  khai  dự  án  và  tìm  kiếm  nhà tư  vấn phát  triển  dự án; tác động đến  hoạt động  đầu  ra  như  thuận  lợi  trong  việc  mở  rộng  mạng  lưới  phân  phối  sản  phẩm,  tăng  thị  phần,  doanh thu;  và  tác  động  dương đến hoạt động sản  xuất  như đảm  bảo  chi  phí,  tiến độ và chất lượng công trình.

Thứ hai, người lãnh đạo có thể được ví như “thuyền trưởng”, có vai trò định  hướng  và  đồng  hành  trong  tất  cả  các  hoạt  động  của  doanh  nghiệp.  Phẩm  chất  và  năng  lực  của  lãnh  đạo  được  chi  phối  bởi  nhiều  yếu  tố  khác  nhau,  trong  đó  môi  trường quan hệ là một yếu tố có vai trò quyết định (Paré và các cộng sự, 2008). Môi  trường quan hệ của lãnh đạo bao gồm:  dòng  họ, bạn bè, đối tác  kinh  doanh, chính  quyền  các  cấp,  các  câu  lạc  bộ  ảnh  hưởng  đến  phẩm  chất  và  năng  lực  của  họ  (Tushman  &  O’Reilly  III,  1997;  Acquaah,  2007;  Paré  &  các  cộng  sự,  2008;  Wharton & Brunetto, 2009). Chẳng hạn như khi người lãnh đạo đi học thì tiếp xúc  với bạn bè, thầy cô để rồi từ đó họ có kiến thức  và có phương pháp tư  duy; thông  qua mối quan hệ  với chính quyền địa phương mà lãnh đạo quen với  cách làm việc  của  họ để từ đó biết hành xử  cho phù hợp; tiếp xúc với đối tác  kinh  doanh thường  xuyên  thì  sẽ  có  được  kinh  nghiệm  làm  việc  với  họ...  Khi  mạng  lưới  quan  hệ  của  lãnh đạo càng rộng, càng sâu thì sẽ huy động được nhiều nguồn lực hữu hình và vô  hình để hỗ trợ cho các  hoạt động của doanh  nghiệp. Điều này được  minh chứng từ  kết quả kiểm định mô hình lý thuyết tại thành phố Hồ Chí Minh, vốn xã hội (trong  đó có thành phần chất lượng  mạng lưới quan  hệ của lãnh đạo) tác động có ý nghĩa  đến hoạt động đầu vào, sản xuất và đầu ra. 

Cuối  cùng, trung tâm  của  mọi  hoạt động  của  doanh  nghiệp là  con  người  và  hệ thống quản lý, là các  yếu tố bên trong của  doanh  nghiệp. Hệ thống quản lý bao  gồm  cơ cấu tổ  chức,  quy  chế,  điều  lệ, chính sách  chất  lượng,  quy trình  hướng  dẫn  công  việc và  các quy định…(Kaplan & Norton, 1996).  Mỗi cá  nhân là  một tế bào  của doanh nghiệp, thuộc các bộ phận chức năng khác nhau theo quy định của cơ cấu  tổ chức. Chính sự hợp tác giữa các cá nhân/ bộ phận chức năng quyết định hiệu quả  sử dụng các nguồn lực hữu hình cũng như góp phần tạo ra giá trị vô hình cho doanh  nghiệp. Công cụ để nâng cao sự hợp tác được các doanh  nghiệp sử dụng là cơ chế  tạo ra sự hợp tác và lựa chọn con người phù hợp để đảm bảo cơ chế được thực thi.  Sự hợp tác giữa các cá nhân theo chiều ngang và chiều dọc cao sẽ mang lại kết quả  hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp. Sự hợp tác giữa các cá nhân cao sẽ mang  đến  kết quả  hoạt động  trong  doanh  nghiệp sẽ cao, thêm  vào  đó sự  phối  hợp  và  hỗ

trợ  lẫn  nhau  giữa  các  bộ  phận  chức  năng  sẽ  thúc  đẩy  tiến  độ  các  hoạt  động  được  nhanh chóng. Sự phản biện có thiện chí lẫn nhau giữa các bộ phận chức năng giảm  những sai lầm hệ thống. Hai chủ thể bên trong doanh nghiệp được đề cập đến là cá  nhân và bộ phận chức năng cấu thành vốn xã hội bên trong (là thành phần đạt giá trị  hội tụ trong  khái  niệm  vốn xã hội của  doanh  nghiệp) tác động có ý nghĩa trực tiếp  đến  hoạt động  đầu vào  và sản  xuất trong  trường  hợp  nghiên  cứu tại  thành phố Hồ  Chí Minh. 

Từ ba lý do trên, cho thấy vốn xã hội là một nguồn lực rất cần thiết phải đưa  vào  trong  chiến  lược  phát  triển  của  doanh  nghiệp.  Trước  hết  là  doanh  nghiệp  cần  phải nhận thức đầy đủ về nguồn lực vốn xã hội. Kế đến là xây dựng chiến lược phát  triển vốn xã hội cho doanh nghiệp. Sau cùng là phải liên tục phát triển, duy trì và sử  dụng  vốn  xã  hội  để  nâng  cao  kết  quả  các  hoạt  động  kinh  doanh.  Các  gợi  ý  cụ  thể  được trình bày như sau:  Nhóm gợi ý thứ hai: Nhận thức vốn xã hội là nguồn lực cần thiết phải đưa  vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp BĐS.  Thông thường, theo phương pháp truyền thống trong một bản chiến lược và  kế hoạch đề cập đến hai nguồn lực cơ bản là nguồn lực hữu hình và thời gian phục  vụ cho các nhiệm vụ chiến lược và kế hoạch. Kết quả nghiên cứu này cho thấy vốn  xã  hội  có  ảnh  hưởng  đến  các  nhóm  hoạt  động  của  doanh  nghiệp,  do  vậy  cần  đưa  thêm  nguồn  lực  vốn  xã  hội vào để hoạch định  chiến lược và  kế  hoạch  trong tất  cả  các  lĩnh  vực  bên  trong  doanh  nghiệp.  Chẳng  hạn  như  trong  xác  định  tầm  nhìn,  sứ  mệnh,  mục  tiêu  phải  xây  dựng  các  chỉ  tiêu  có  liên  quan  đến  phát  triển  nguồn  lực  vốn xã hội, cũng như phải có kế hoạch sử dụng vốn xã hội để phục vụ cho các mục  tiêu khác. 

Nhóm gợi ý thứ ba: xây dựng khung phân tích tiếp cận vốn xã hội cho doanh  nghiệp BĐS. 

Chiến lược của các doanh nghiệp BĐS nên đề cập đến ba thành phần của vốn  xã  hội  trong  quá  trình  phát  triển  của  doanh  nghiệp.  Trong  chiến  lược  của  doanh  nghiệp  nên  xác định  việc  gia tăng  vốn  xã  hội như là  các  mục  tiêu  cần  hướng  đến.

Đối với người lãnh đạo đòi hỏi chất lượng các mối quan hệ của họ trong các mạng  lưới  dòng  họ,  bạn  bè, đối  tác,  chính  quyền  và  đồng  nghiệp  phải  tăng  lên.  Đối  với  các đối tác bên ngoài thì đòi hỏi doanh nghiệp phải thiết lập các được các mối quan  hệ để đảm bảo được lòng trung thành và hỗ trợ của khách hàng, nhà phân phối, nhà  cung  cấp, đơn vị  tư vấn, chính quyền và các công ty trong cùng tập đoàn. Đối với  mỗi cá nhân và bộ phận chức năng bên trong đòi hỏi phải tạo ra được cơ chế hợp tác  và cải thiện được sự hợp tác. Khuôn khổ mục tiêu chiến lược phát triển vốn xã hội  của doanh nghiệp tổng kết ở Hình 6.1. 

Hình 6.1: Vốn xã hội trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp 

Nguồn: Đề xuất của tác giả từ kết quả nghiên cứu. 

Các mục tiêu trong chiến lược phát triển vốn  xã hội của  doanh nghiệp được  xác định với các tiêu  chí đo lường  của ba  nhóm mạng lưới lãnh đạo, bên  ngoài và  bên trong được trình bày trong Bảng 6.2, mục tiêu chiến lược cụ thể của từng nhóm  như sau: 

Nhóm  thứ  nhất là  đối  với  vốn  xã  hội  của lãnh đạo. Mục  tiêu  tổng  quát  của  nhóm này là phải đảm bảo duy trì và liên tục  tăng  chất lượng các  các  mối quan hệ  đối  với  dòng  họ,  bạn  bè,  đối  tác  kinh  doanh  và  chính  quyền  các  cấp  có  khả  năng  chuyển hóa các mối quan hệ này thành lợi ích cho doanh nghiệp. Mục tiêu cụ thể và  tiêu  chí  đo lường  bao  gồm:  (1) Thông tin được  chia  sẻ  và sự  giúp đỡ từ  dòng  họ, 

Chiến lược  doanh nghiệp 

Mạng lưới bên ngoài: 

Lựa  chọn  cụm  kinh  doanh,  tạo  lập  và  duy  trì  các  mối  quan  hệ  với:  Khách  hàng; Nhà phân phối; Nhà cung cấp;  Đơn vị tư vấn; Chính quyền; Các công  ty trong cùng tập đoàn.  Mạng lưới lãnh đạo  Tạo lập và duy trì các mối quan hệ của  lãnh đạo với: dòng họ, bạn bè, đối tác  kinh doanh, chính quyền và đồng nghiệp  Sự hợp tác bên trong  Tạo lập và duy trì cơ chế hợp tác giữa  các cá nhân lẫn nhau và các bộ phận  chức năng lẫn nhau

được  đo  lường  bằng  các  chỉ  tiêu  số  thông  tin  và  số  lần  nhận  được  sự  giúp  đỡ  từ  dòng  họ  bình  quân;  (2)  Thông  tin  được  chia  sẻ  và  sự  giúp đỡ  từ  bạn  bè, được  đo  lường cụ thể bằng các chỉ tiêu số thông tin và số lần nhận được sự giúp đỡ từ bạn bè  bình quân; (3) Thông tin được chia sẻ và sự giúp đỡ từ đối tác kinh doanh, được đo  lường  cụ thể  bằng  chỉ tiêu số  thông  tin  và  số lần  nhận  được sự  giúp đỡ  từ đối  tác  bình quân; (4) Thông tin được chia sẻ và sự giúp đỡ từ chính quyền, được đo lường  bằng  các chỉ tiêu số thông tin và số lần nhận được sự giúp đỡ từ chính quyền bình  quân; (5) Thông tin được chia sẻ và sự giúp đỡ từ đồng nghiệp, được đo lường bằng  các  chỉ tiêu số thông  tin  và  số lần  nhận  được sự  giúp đỡ từ  các đồng  nghiệp  bình  quân. 

Nhóm thứ hai là đối với mục tiêu chiến lược của vốn xã hội bên ngoài doanh  nghiệp. Mục tiêu  tổng  quát  của nhóm  này  là  phải đảm bảo  duy trì  và liên tục  tăng  chất  lượng  các  mối quan  hệ  bên  ngoài  doanh nghiệp  như đối  với  khách  hàng,  nhà  phân  phối,  nhà  cung  cấp,  đơn  vị  tư  vấn,  chính  quyền  các  cấp,  các  công  ty  trong  cùng tập đoàn có khả năng chuyển hóa các mối quan hệ này thành lợi ích cho doanh  nghiệp.  Mục  tiêu  cụ  thể  và  tiêu  chí  đo  lường  bao  gồm:  (1)  Lòng  trung  thành  của  khách  hàng  cũ  và  phát  triển  thêm  khách  hàng  mới  thông  qua  kênh  khách  hàng  cũ  giới  thiệu,  được  đo  lường  bằng  các  tiêu  chí  số  lần  khách  hàng  cũ  mua  hàng  bình  quân,  số  khách  hàng  mới  mua  hàng  do  khách  hàng  cũ  giới  thiệu  bình  quân;  (2)  Lòng trung thành của nhà phân phối cũ và phát triển thêm nhà phân phối mới, được  cụ thể bằng các chỉ tiêu đo lường là số sản phẩm đuợc nhà phân phối cũ bán, số nhà  phân  phối  mới,  số lượng  chính sách ban hành duy  trì  hệ  thống  phân phối; (3)  Nhà  cung cấp chấp nhận bán chịu và giao hàng đạt chất lượng và đúng tiến độ, được cụ  thể bằng các tiêu chí đo lường là thời gian bán chịu bình quân, tỷ lệ giao hàng chậm  tiến  độ, tỷ lệ  giao  hàng  không  đạt  chất lượng; (4)  Chất  lượng  của tư  vấn,  được cụ  thể  bằng  các  tiêu  chí  đo  lường  là  số  đề  xuất  tư  vấn  có  giá  trị  được  sử  dụng  bình  quân;  (5)  Nhận  được  sự  giúp  đỡ  và  ưu  tiên  từ  chính  quyền  các  cấp,  được  cụ  thể  bằng các chỉ tiêu đo lường là số thông tin có giá trị được thông báo kịp thời, số lần  ưu  đãi  từ  chính  quyền  bình  quân;  (6)  Nhận  được  sự  giúp đỡ  từ  các  công  ty  trong

cùng  tập  đoàn, được  cụ thể bằng  các tiêu  chí  đo lường là  số lần  nhận  được sự  trợ  giúp bình quân.  Bảng 6.2: Mục tiêu, đo lường vốn xã hội của doanh nghiệp bất động sản  Các khía  cạnh  Mục tiêu 

tổng quát  Mục tiêu cụ thể  Đo lường 

Mạng  lưới  của  lãnh đạo  Liên  tục  duy  trì  và  tăng  chất  lượng  các  mối  quan  hệ  của  lãnh  đạo để hỗ trợ  cho công việc  điều  hành  doanh nghiệp 

Thông  tin  được  chia  sẻ  và  sự giúp đỡ từ dòng họ. 

Số thông tin và số lần nhận được sự  giúp đỡ từ dòng họ bình quân.  Thông  tin  được  chia  sẻ  và 

sự giúp đỡ từ bạn bè. 

Số thông tin và số lần nhận được sự  giúp đỡ từ bạn bè bình quân.  Thông  tin  được  chia  sẻ  và 

sự giúp đỡ từ đối tác. 

Số thông tin và số lần nhận được sự  giúp đỡ từ đối tác bình quân.  Thông  tin  được  chia  sẻ  và 

sự giúp đỡ từ chính quyền. 

Số thông tin và số lần nhận được sự  giúp đỡ từ chính quyền bình quân.  Thông  tin  được  chia  sẻ  và 

sự giúp đỡ từ đồng nghiệp. 

Số thông tin và số lần nhận được sự  giúp đỡ bình quân từ chính quyền.  Mạng  lưới  bên  ngoài  Liên  tục  duy  trì  và  tăng  chất  lượng  các  mối  quan  hệ  bên  ngoài  doanh nghiệp  Lòng trung thành của khách  hàng  cũ  và  phát  triển  thêm  khách  hàng  mới  thông  qua  kênh  khách  hàng  cũ  giới  thiệu.  (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số  lần  khách  hàng  cũ  mua  hàng  bình quân; 

Số  khách  hàng  mới  mua  hàng  do  khách hàng cũ giới thiệu bình quân. 

Lòng  trung  thành  của  nhà  phân  phối  cũ  và  phát  triển  thêm  nhà  phân  phối  mới  thông  qua  kênh  nhà  phân  phối cũ giới thiệu. 

Số sản phẩm đuợc nhà phân phối cũ  bán; 

Số  nhà  phân  phối  mới  đăng  ký  do  nhà phân phối cũ giới thiệu;  Số  lượng  chính  sách  ban  hành  duy  trì hệ thống phân phối.  Nhà  cung  cấp  chấp  nhận  bán  chịu  và  giao  hàng  đạt  chất lượng và đúng tiến độ.  Thời gian bán chịu bình quân;  Tỷ lệ giao hàng chậm tiến độ;  Tỷ  lệ  giao  hàng  không  đạt  chất  lượng.  Chất lượng của tư vấn.  Số đề xuất tư vấn có giá trị được sử  dụng bình quân. 

Nhận  được  sự  giúp  đỡ,  ưu  tiên từ chính quyền các cấp. 

Số  thông  tin  có  giá  trị  được  thông  báo kịp thời; Số lần ưu đãi từ chính  quyền bình quân. 

Nhận  được  sự  giúp  đỡ  từ  các  công  ty  trong  cùng  tập  đoàn.  Số  lần  nhận  được  sự  trợ  giúp  bình  quân.  Sự  hợp  tác  bên  trong  Liên  tục  tạo  ra cơ chế hợp  tác  hiệu  quả  và  gia  tăng  giá  trị  từ  sự  hợp  tác  bên  trong. 

Cơ  chế  tạo  ra  và  giám  sát  hợp tác cá  nhân hiệu quả. 

Số  kiến  thức  mới  bình  quân  được  cập nhật mới trong tổ chức;  Mức  độ  tin  tưởng  và  chia  sẻ  giữa  các cá nhân; 

Số lần xung đột giữa cá nhân.  Cơ  chế  tạo  ra  và  giám  sát 

hợp tác cá  nhân hiệu quả. 

Thời  gian  thực  hiện  bình  quân  của  từng quy trình. 

Nhóm thứ ba là đối với mục tiêu chiến lược của sự hợp tác bên trong doanh  nghiệp. Mục tiêu tổng quát của nhóm này là liên tục tạo ra cơ chế hợp tác hiệu quả  và  gia tăng giá trị từ sự  hợp tác giữa các  cá  nhân, các bộ phận chức năng lẫn nhau  trong một tổ chức. Mục tiêu cụ thể và tiêu chí đo lường bao gồm: (1) Cơ chế tạo ra  và giám sát hợp tác cá  nhân hiệu quả, được cụ thể bằng các chỉ tiêu đo lường là số  kiến thức mới bình quân được cập nhật mới trong tổ chức, mức độ tin tưởng và chia  sẻ giữa các cá nhân, số lần xung đột giữa cá nhân trong tổ chức; (2) Cơ chế tạo ra và  giám sát  hợp tác  cá  nhân  hiệu quả, được  cụ thể bằng  các  tiêu  chí đo  lường  là thời  gian thực hiện bình quân của từng quy trình công việc 

Để  chiến  lược  phát  triển  vốn  xã  hội  phục  vụ  cho  các  hoạt  động  của  doanh  nghiệp  BĐS  được  thành  công,  cần  phải  nuôi  dưỡng  và  phát  triển  vốn  xã  hội  của  doanh nghiệp. Để làm được điều  này, luận án đề nghị  nhóm gợi ý thứ tư, thứ  năm  và thứ sáunhư sau: 

Nhóm  gợi  ý  thứ  tư:  Tạo  lập,  duy  trì,  phát  triển  và  sử  dụng  vốn  xã  hội  của  lãnh đạo doanh nghiệp. 

Như phân tích ở trên vốn xã hội của lãnh đạo là thành phần đạt giá trị hội tụ  để đo lường  khái  niệm  vốn xã hội của doanh nghiệp, mà vốn xã hội thì ảnh hưởng  có ý nghĩa đến các họat động kinh doanh. Nghĩa là vốn xã hội của lãnh đạo cũng có  ảnh  hưởng  đến  hầu  hết  hoạt động đầu  vào, sản  xuất  và đầu ra doanh nghiệp  BĐS.  Vốn  xã  hội  lãnh  đạo  bao  gồm  chất  lượng  các  mối  quan  hệ  của  lãnh  đạo  với  các  mạng lưới  cá nhân như  dòng họ, bạn bè, đối tác kinh  doanh, chính quyền  và đồng  nghiệp. Điều này hàm ý rằng muốn nuôi dưỡng và phát triển vốn xã hội lãnh đạo thì  phải nuôi dưỡng  và phát  triển  chất  lượng  quan  hệ  của  lãnh đạo  với  các  mạng lưới  này, theo các gợi ý như sau:  Thứ nhất, cần phải tạo lập và duy trì các mối quan hệ với những người thân  trong dòng họ và bạn bè. Để làm được điều này trước hết cá nhân lãnh đạo phải biết  thực hiện cân bằng trong cuộc sống, giành thời gian thăm viếng, tin tưởng và nhiệt  tình giúp đỡ người trong dòng họ và bạn bè. Các mối quan hệ cá nhân là nơi bày tỏ  những căng thẳng trong công việc, điều này góp phần làm tăng chất lượng cho cuộc

sống, qua đó sẽ khởi nguồn cho các ý tưởng kinh doanh, cũng như vượt qua và giải  quyết các vấn đề khó khăn trong công việc. Hơn nữa các mối liên hệ cá nhân có thể  nhận  được  sự  giúp  đỡ  vật  chất  hoặc tinh thần để  lãnh đạo  thực  hiện  tốt  các  hoạt  động của doanh nghiệp. 

Thứ hai, tạo lập và duy trì mối quan hệ cá nhân giữa lãnh đạo với các đối tác 

kinh  doanh  và chính quyền các cấp. Để làm được điều này, lãnh đạo doanh  nghiệp  phải xem đối tác và cá nhân ở các tổ chức chính quyền như những người bạn, phải  thường xuyên liên lạc, thăm hỏi, gặp gỡ và giúp đỡ với tư cách cá nhân để tạo dựng  lòng  tin.  Bởi  vì thiết lập  mối quan  hệ  với  chủ thể  này  sẽ  giúp  giải quyết  các  công  việc thuận lợi, cũng như tạo cơ hội tiếp cận dự án tốt và thiết lập hệ thống bán hàng  hiệu quả. 

Thứ ba, tạo lập và duy trì các mối quan hệ với các cá nhân là cấp dưới trong 

công  ty  cũng  như  các  cá  nhân  trong  cùng  tập  đoàn.  Thiết  lập  mối  quan  hệ  tốt  với  cấp  dưới để tạo  uy  tín, lòng tin và  động lực để phát huy  tối đa năng suất lao động  của  nguồn  nhân  lực  trong  công  ty;  thiết  lập  mối  quan  hệ  với  cá  nhân  của  công  ty  khác trong cùng tập đoàn để tranh thủ sự ủng hộ. Để tạo lập và duy trì các mối quan  hệ này, cần phải hành xử đúng các quy định và văn hóa của công ty, nhiệt tình hợp  tác với các cá nhân, bộ phận chức năng và các doanh nghiệp trong cùng tập đoàn để  kỳ vọng  nhận được  sự hỗ trợ  ngược lại.  Thêm  vào đó,  lãnh đạo  doanh  nghiệp  nên  thiết  lập  và tham  gia  các  mạng lưới sinh  hoạt  mang  tính  chất cá  nhân  (ngoài  công  việc) với các đồng nghiệp để tạo ra sự linh hoạt trong giải quyết công việc. 

Nhóm gợi ý thứ năm: Tạo lập, duy trì, phát triển và sử dụng vốn xã hội bên  ngoài doanh nghiệp. 

Vốn xã hội bên ngoài doanh nghiệp là thành phần đạt giá trị hội tụ trong việc  đo lường vốn xã hội có ảnh hưởng đến  hầu  hết  các nhóm  hoạt động doanh  nghiệp  BĐS. Vốn xã hội bên ngoài bao gồm chất lượng các mối quan hệ của doanh nghiệp  với  các  mạng lưới bán hàng (nhà phân phối,  khách hàng),  nhà  cung cấp, đơn vị tư  vấn,  công  ty  trong  cùng  tập  đoàn  và  chính  quyền.  Nghĩa  là  muốn  nuôi  dưỡng  và 

Comment [u11]: Nên bỏ 

phát triển vốn xã hội bên ngoài thì phải nuôi dưỡng và phát triển các mạng lưới này,  với các gợi ý như sau: 

Thứ nhất, doanh nghiệp phải có bộ phận hoặc nhóm chuyên trách thực  hiện 

hoạt động quan hệ  với các chủ thể bên ngoài. Bộ phận  này có chức năng  xác định  các  chủ  thể  doanh  nghiệp  cần  tạo  lập  và  duy trì  mối  quan  hệ  cũng  như  xây  dựng  hình ảnh doanh  nghiệp đối với nhận thức  của họ  về doanh nghiệp. Kết quả  nghiên  cứu ở các doanh nghiệp BĐS tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ ra các chủ thể đó bao  gồm  khách  hàng,  nhà  phân  phối,  nhà  cung  cấp,  đơn  vị  tư  vấn,  các  công  ty  trong  cùng tập đoàn và chính quyền các cấp. 

Thứ hai, cần xây dựng các chính sách cụ thể trong mối quan hệ với từng chủ 

thể trong mạng lưới bên ngoài doanh nghiệp. Đối với khách hàng và nhà phân phối  thì  chính  sách  thông  qua  duy  trì  sản  phẩm  chất  lượng,  tạo  giá  trị  khi  sử  dụng  sản  phẩm (giá trị tạo ra trong khâu phân phối), chăm sóc khách  hàng,  hỗ trợ nhà phân  phối  trong  hoạt  động  bán  hàng  (như  động  viên,  khuyến  khích,  chiết  khấu,  hoa  hồng).  Đối  với  nhà  cung  cấp  thì  đảm  bảo  uy  tín  trong  thanh  toán  và  sự  chặt  chẽ  trong  các  hợp đồng  thu  mua. Đối  với nhà tư  vấn  cần  xây  dựng kênh  lựa chọn, tôn  trọng  và  cam  kết  thực  hiện  trong  khi  sử  dụng  tư  vấn.  Đối  với  chính  quyền  phải  thường  xuyên  tham  gia  các  chương  trình  do  chính  quyền  phát  động.  Đối  với  các  công ty trong cùng tập đoàn thì phải cam kết trong các thỏa thuận hợp tác và hỗ trợ  nhiệt tình.  (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ  ba,  trong  hầu  hết  các  hoạt  động  quan  hệ  cộng  đồng  cần  xác  định  đối 

tượng trực tiếp và đối tượng gián tiếp thực hiện phát triển mối quan hệ với từng chủ  thể trong mạng lưới bên ngoài. Chẳng hạn như đối với khách hàng thì nhân viên bán  hàng là đối tượng trực tiếp, các bộ phận còn lại là gián tiếp; đối với nhà phân phối  thì nhân viên liên hệ với đại lý là trực tiếp, các bộ phận còn lại là gián tiếp; đối với  đơn vị tư vấn thì lãnh đạo là trực tiếp, các bộ phận còn lại là gián tiếp; đối với các  công  ty  trong  cùng  tập  đoàn,  chính  quyền  thì  lãnh  đạo  và  bộ  phận  quan  hệ  cộng  đồng  là  trực  tiếp,  các  bộ  phận  còn  lại  là  gián  tiếp…  Khi  xác  định  được  các  đối

tượng  này  thì  cần  chú trọng  đến  khâu  lựa  chọn  nhân sự phù hợp và  đào tạo  chính  sách quan hệ cộngđồngcho các đối tượngthực hiện. 

Nhóm gợi ý thứ sáu: Tạo lập, nuôi dưỡng, phát triển và sử dụng vốn xã hội  bên trong doanh nghiệp. 

Vốn xã hội bên trong doanh nghiệp cũng là thành phần đạt giá trị hội tụ trong  việc đo lường vốn xã hội của doanh nghiệp, có tác động đến hầu hết các hoạt động  của doanh nghiệp; chúng tác động đến hoạt động đầu vào, sản xuất và đầu ra. Vốn  xã  hội  bên  trong  bao  gồm  chất  lượng  các  mối  quan  hệ theo chiều  ngang  và  chiều  dọc giữa  cá  nhân/ bộ phận  chức  năng lẫn  nhau, vì  vậy để nuôi dưỡng và phát triển  vốn xã hội bên trong cần trú trọng đến hai mạng lưới này theo các gợi ý như sau: 

Thứ nhất, doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý cần chú trọng đến sự hợp 

tác giữa các cá nhân/ bộ phận chức năng lẫn nhau theo các mối quan hệ kể cả chiều  dọc và chiều ngang. Cần xác định quan điểm cho rằng sức mạnh của tổ chức không  phải  dựa  vào  sự xuất  sắc đơn  lẻ  từng  cá  nhân  mà  phải  dựa  trên  hệ  thống  quản  lý  được thiết lập dựa trên sự hợp tác của cá nhân/bộ phận chức năng. Xây dựng được  hệ  thống,  cải tiến  hệ  thống  và  cam  kết thực  hiện  đúng quy  trình  của  hệ thống  hợp  tác trong  công  việc  chẳng  những tạo ra được  giá trị  vô hình  cho  doanh  nghiệp  mà  còn giúp doanh nghiệp bảo vệ được các bí quyết công nghệ nói chung. 

Thứ  hai,  khi  xây  dựng  hệ  thống  quản  lý  cần  đưa  vào  các  giá  trị  văn  hóa 

doanh  nghiệp  và  mô  tả  phẩm  chất  nhân  sự  có  liên  quan  đến  mỗi  quy  trình  hoạt  động. Cần chú ý đến cơ chế nội hoá kiến thức của cá nhân vào trong tổ chức thông  qua các biện pháp khuyến  khích sự  chia sẻ,  nhân rộng  những  kiến thức  chia sẻ  có  giá trị để phát huy, bảo tồn và sử dụng chúng phục vụ cho các mục tiêu của doanh  nghiệp. 

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghiên cứu đóng góp của vốn xã hội vào các hoạt động của doanh nghiệp BĐS Việt Nam docx (Trang 111 - 120)